![]() |
Nghiên cứu về văn hóa biển Nam bộ (TS Phan Thị Yến Tuyết) |
![]() |
![]() |
![]() |
Người viết: TS Phan Thị Yến Tuyết | |
18/08/2012 | |
* TS Phan Thị Yến Tuyết
Với ba phần tư diện tích bề mặt trái đất, biển và đại dương ngày càng thể rõ tầm quan trọng chiến lược đối với tương lai phát triển của nhân loại. Theo nhiều dự báo quốc tế, không bao lâu nữa hoạt đọng kinh tế, văn hóa, xã hội thế giớ sẽ chuyển trọng tâm sang khai thác sử dụng biển và địa dương.
Biển tại Việt
Đối với ngành Nhân học, việc nghiên cứu Nhân học biển (Maritime Anthropology) tại Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng chưa nhiều, mặc dù ở bờ biển ở Việt Nam dài 3260km, bao gồm 12 hải lý và vùng kinh tế mở ra 200 hải lý, rất nhiều đảo và quần đảo, vịnh và cảng cùng các hàng chài đông đảo dân cư… Qua những tài liệu thư tịch trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề biển ở Việt Nam, có thể bước đầu nhận định tài liệu của nước ngoài nghiên cứu về biển ở Việt Nam còn ít, còn tài liệu trong nước thì thường nghiên cứu tập trung ở khu vực phía Bắc, riêng vùng biển Trung Bộ Việt Nam còn rất ít, trong khi đó vị trí chiến lược của vùng biển ở Trung Nam bộ cũng như những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng này vô cùng quan trọng và đòi hỏi sự nghiên cứu cấp bách để cung cấp những thông tin mới để phục vụ cho những vấn đề khoa học và thực tiễn của đất nước và đáp ứng được chủ trương của Đảng qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam.
Biển ở Việt
Trong nghiên cứu Nhân học biển (Maritime Anthropology) có nội dung nghiên cứu Văn hóa biển (Marine culturology). Điểm cốt lõi về đối tượng nghiên cứu của văn hóa biển ở ngành Nhân học là việc khảo sát văn hóa, xã hội của các cộng đồng ngư dân. Trong lĩnh vực này có thể chia ra hai vấn đề nghiên cứu, vấn đề thứ nhất là khía cạnh Nhân học văn hóa bao gồm: tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, nghề đóng tàu thuyền, nghề đánh cá truyền thống… Vấn đề thứ hai về Nhân học xã hội nghiên cứu về những làng chài và đời sống ngư dân.
Để nghiên cứu các lĩnh vực này, vấn đề phương pháp của Nhân học biển xuất phát từ việc nghiên cứu vấn đề con người thích nghi với môi trường biển cả, chính sách kiểm soát vấn đề quản lý chiến lược về tài nguyên biển, các hoạt động liên quan đến đời sống ở biển…
Về ngành học liên quan đến biển – đại dương, ở nước ngoài phát triển một số ngành như Nhân học về Biển (Marintime An thropology), Văn hóa biển (Marine Culturalogy); Kinh tế biển (Marine Economics), Đại dương học (Ocean Studies)… trong khi đó các trường đại học ở Việt Nam chưa giảng dạy các môn học này trong các ngành Khoa học xã hội và nhân văn.
Xu hướng phát triển hiện nay của ngành Nhân học trên thế giới và khu vực là các nhà nghiên cứu bản xứ nghiên cứu về chính trị xã hội của mình, điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng không ai có thể hiểu một nền văn hóa bằng chính chủ nhân của nền văn hóa đó, cho nên việc nghiên cứu về biển ở Việt Nam cần được các nhà khoa học Việt Nam thuộc các lĩnh vực Nhân học, Văn hóa học, văn hóa dân gian, địa lý môi trường, kinh tế môi trường… quan tâm nghiên cứu.
Trong ngành Nhân học (Anthropology) đã có một số công trình khoa học nghiên cứu văn hóa biển của các tác giả nước ngoài dưới dạng các môn học dành cho sinh viên và học viên cao học, như các môn học của GS Iwwabuchi Akifumi, trưởng Bộ môn Quản lý về biển, trường Đại học Tokyo, Nhật Bản như: Nghiên cứu Nhân học về biển ở Đông Nam Á (Marine Anthropological Study in Southeast Asia); Nghiên cứu xuyên văn hóa biển (Cross – Cultual Study of Marine Culture), bao gồm văn hóa biển, nhân học biển, lịch sử đại dương, nghệ thuật đại dương…); Chính sách quản lý an ninh về biển (Maritime Security Policy as Ocean Management)… Hoặc GS Shankar Aswani, trong Chương trình Sau Đại học Liên khoa (Interdepartmental Graduate Program), Đại học Hawaii, đã có những nội dung giảng dạy và nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhân học sinh thái nhân văn và khoa học về biển.
Nghiên cứu Nhân học về biển cũng như văn hóa biển còn có một số tác giả nước ngoài như: Michel Paolisso, David E. Sopher với các công trình nghiên cứu về các cộng đồng ngư dân, làng cá, ví dụ: Benedict, Paul K. Thai, Kadai and Indonesian: A new alignment in Southeasrtern Asia. “Ameracan Abthoropologist” n. 44, 1942.
- David E Sopher, 1965, The Sea Nomads: A Study based on the literature of the Marintime Boat people of Southeast Asia
- K. Weibust, Deep sea Sailors: A Study in Maritime Ethnology,
- Hornell, Fishing in Many Waters, Canbridge, 1991 (study of fishing gears).
- McCay, J. Bonnie, 1078. Systems ecology, people ecology and the anthropology of fishing communities.
- Bob Krauss. Keneti
- McCay, B. J., and J. Acheson, eds. 1990. The Question of the Commons: The Culture and Ecology of Community Resoureces.
- S. Cole, Women of the
- McCay, B. J,. and A. C. Finlayson. 1995. The Political Ecology of Crisis and Institutional Change:The case of the Northern Cod. Presented to the Annua Meeting of the American Anthropological Association,
Tại những quốc gia phương Tây có vùng biển rộng lớn đều đưa nghiên cứu về biển vào chương trình giảng dạy bậc đại học và sau đại học. Ví dụ tại Đại học Queenlend của Australia, các giáo sư như Bob Mofatt, Phillip Smith, Matt Peterson,… đã có các môn học và giáo trình như:
- Bob Moffatt, “marine Environment students manual”, “Mariners skills students Manual”
-Phillip Amith, matt Peterson, marine studies crossworks: A publication to support the text book. An introduction to marine studies,…
Đặc biệt là công trình “Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam” của Nguyễn Duy Thiệu là công trình biên soạn công phu, thể hiện những sắc thái mới về ngư dân, trong đó tác giả khảo sát một số làng chài với cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống, thời Hợp tác xã và hiện nay. Theo quan điểm của chúng tôi đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về cộng đồng ngư dân ở Việt
Về các công trình khảo sát liên quan đến biển dưới góc độ Văn hóa dân gian, Dân tộc học, Nhân học ở miền Trung có một số ấn phẩm như:
- Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hòa (Lê Quang Nghiêm), TT văn bút Việt
- Truyền thống văn hóa của cư dân vùng biển tỉnh Ninh Thuận, (Đình Hy, tài liệu của tác giả chưa xuất bản).
- Công cụ đánh bắt sông nước truyền thống ở Hội An, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Văn hóa sông nước miền Trung (hội Văn nghệ dân gian Việt
- Làng biển Cảnh Dương (Sơn Hà, Nguyễn Viễn), Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình, 1993…
Nội dung những công trình nghiên cứu biển ở miền Trung giúp cho chúng tôi có được những hiểu biết để nghiên cứu vùng biển
Sự hiểu biết về biển tại tại
- Địa chí Bến Tre (Thạch Phương, Đoàn Tứ), NXB Khoa học xã hội, Hà Tiên, Mỹ nghệ thủ công truyền thống dân gian Việt Nam, (Chu Lang, Trần Phing Chu), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
- Nghiên cứu về công cụ khai thác thủy, hải sản ở biển Việt
- Khảo sát về cộng đồng ngư dân
- Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu (Đinh Văn Hạnh, Phan An), NXB Trẻ, 2004.
- Khai thác lễ hội và các sự kiện góp phần phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh (Huỳnh Quốc Thắng), NXB Trẻ, 2007.
Tất nhiên chúng tôi chỉ nêu một số công trình nghiên cứu liên quan đến biển như là những giới thiệu minh họa, không có nghĩa là tài liệu thư tịch liên quan đến Nhân học về biển chỉ có từng ấy công trình mà cần khảo cứu trong nhiều nguồn, đặc biệt là nguồn monographic các tỉnh dưới thời Pháp thuộc và những địa phương chí các tỉnh trong thời kỳ thuộc địa cũng liên quan đến văn hóa biển.
Về phía bộ môn Nhân học trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) hiện lưu khá nhiều tài liệu điền dã về vùng biển Nam Bộ của giảng viên và sinh viên Bộ môn đã tập hợp thu thập được trong 5 năm qua. Các tài liệu này đã được thu thập và xử lý đúng theo các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Khoa học xã hội của ngành Nhân học. Trữ lượng thông tin về kinh tế biển, văn hóa biển… Trong các tài liệu nói trên rất dồi dào, mới mẻ, có giá trị khoa học cao, phục vụ rất tốt cho công tác nghiên cứu và sắp tới sẽ được sử dụng để biên soạn giáo trình môn Nhân học về biển (Maritime Anthropogy), và văn hóa biển (Marin Culturology). Khoảng 3 năm nữa, hai môn này có khả năng được đưa vào chương trình giảng dạy của ngành Nhân học tại ĐH Quốc gia TP.HCM Qua quá trình nghiên cứu về văn hóa biển tại Nam Bộ, nhiều nhà nghiên cứu tại Nam Bộ trong số đó có chúng tôi đã đi tới khẳng định rằng văn hóa Nam Bộ nảy mầm từ hạt giống của văn hóa Trung bộ, vì hầu hết những đợt dân cư di dân đầu tiên vào Nam Bộ đều là cư dân miền Trung, do đó sắc thái văn hóa Nam bộ in đậm nét văn hóa Trung bộ. Do vậy, việc nghiên cứu văn hóa biển ở Nam Bộ không thể tách rời nghiên cứu Văn hóa biển của Trung Bộ, thậm chí có thể nói nếu không hiểu biết về văn hóa biển Trung Bộ sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí phải nói là thiếu hụt, khiếm khuyết kiến thức để hiểu về văn hóa biển Nam Bộ. Ví dụ lễ hội Nghinh Ông tại vùng biển Nam bộ, tín ngưỡng Bà cậu các ghe thuyền tại Nam bộ, ẩm thực vùng biển Nam Bộ, tàu thuyền tại Nam bộ… đều có mối quan hệ cội nguồn sâu sắc với văn hóa biển Trung Bộ. Chúng tôi đã từng sưu tầm được một bài vè về hải trình của ngư dân Phan Thiết mô tả các đảo, những chướng ngại vật, những đặc điểm hải lưu, những cảnh vật trên con đường biển từ Phan Thiết đến vùng biển Nam Bộ. Đây là dạng tài liệu văn học dân gian vô cùng lý thú có giá trị về mặt khoa học.
Địa bàn nghiên cứu văn hóa biển ở Nam Bộ của chúng tôi bao gồm 9 tỉnh:
- Tỉnh Bà Rịa – vũng Tàu (gồm cả huyện Côn Đảo)
- TP. Hồ Chí Minh
- Tỉnh Tiền Giang
- Tỉnh Bến Tre
- Tỉnh Trà Vinh
- Tỉnh Sóc Trăng
- Tỉnh Bạc Liêu
- Tỉnh Cà Mau:
- Tỉnh Kiên Giang (gồm cả 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải).
Một số lĩnh vực về văn hóa Biển Nam Bộ mà chúng tôi tập trung khảo sát bao gồm:
1. Vấn đề Nhân học sinh thái về biển
Chúng tôi đặc biệt quan tâm nghiên cứu về rừng ven biển Nam bộ, đặc biệt là hệ thống rừng sác (sú, mấm, vẹt, đước…), rừng tràm, rừng dừa nước… vốn là loại rừng đặc biệt chỉ có ở vùng biển Nam bộ, không có ở miền Bắc và miền Trung. Chúng tôi quan tâm đến hệ thống đảo, cù lao rất đặc trưng tại vùng biển
2. Vấn đề làng chài
Nghiên cứu mô hình, cấu trúc các loại hình làng chài của các dân tộc tại Nam Bộ, những thiết chế văn hóa xã hội tại các làng chài, những hình thức vạn chài, đi bạn (thuê lao động), những tổ chức tương trợ của ngư dân làng chài… Cơ cấu đánh bắt, phân phối, tiêu dùng trong quá trình biến đổi đời sống của dân làng chài cổ xưa và hiện đại.
3. Vấn đề loại hình đánh bắt hải sản.
Tùy theo đặc tính mỗi khu vực biển và tùy theo những loài hải sản của các tỉnh ven biển Nam Bộ mà ngư dân mỗi tỉnh có những phương cách, loại hình đánh bắt hải sản khác nhau.
Những hình thức đánh bắt chủ yếu như: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới vó hoặc những loại như cụ cố định như đáy, đăng, lú… Đặc biệt còn có những loại câu như câu kiều của người Hoa đem từ đảo Hải
Đánh bắt mực
Mực là loài hải sản được ngư dân khai thác quanh năm, đánh bắt mực bằng lưới, cào, câu mực, đánh bóng mực, (lợp mực)…
- Bắt ốc
Một số loài ốc có giá trị kinh tế cao như ngọc điệp, ngọc nữ, ốc đa, ốc tai tượng, ốc nón, ốc gai… Ngọc trong ốc được dùng chế tác hàng mỹ nghệ.
Về nghề nuôi trồng thủy hải sản ở
4. Tôn giáo tín ngưỡng, xã hội
Trong môi trường hoạt động ở biển khơi, ngư dân phải đương đầu với những ngày nguy hiểm thách thức, với thiên nhiên nhiều bất trắc ở biển, do đó họ có những hình thức cúng kiếng, bùa chú để trấn an với niềm tin được thần thánh bảo vệ cho họ và phù hộ cho được mùa cá, bình an … trường phái chức năng của Malinowski đã cho thấy ở đâu có bất trắc, nguy hiểm, ở đó con người càng thể hiện niềm tin vào tôn giáo tín ngưỡng, bùa chú. Một số hình thức tôn giáo tín ngưỡng đã và đang tồn tại trong cộng đồng ngư dân Nam Bộ như
* Tín ngưỡng thờ cúng cá Ông/ cá Voi
Hầu hết các làng ven biển Nam Bộ đều có tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, tức cá Voi hay “Nam Hải đại tướng quân” được thể hiện dưới dạng lễ hội “Nghinh Ông”.
Lễ hội này thường gắn với lễ hội cầu ngư, mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp, phổ biến ở những làng nghề đánh bắt cá hải sản lâu đời dọc bờ biển Nam Bộ.
Nghi thức Nghinh Ông cũng giống như nghi thức Nghinh Thần vào dịp cúng đình, có khác là lễ hội Nghinh Ông diễn ra trên tàu, ghe, trên biển. Tín ngưỡng thờ cá Ông/ cá Voi ở Nam Bộ ảnh hưởng văn hóa Chăm ở Trung Bộ và ảnh hưởng ngư dân các tỉnh ven biển Trung Bộ. Điều mà các nhà khoa học chú ý là sự thay đổi trong cái nhìn về biển cả trong tâm thức ngư dân Việt, trong hành trình xuôi về Nam Bộ.
- Thờ Mẫu và Nữ thần liên quan vùng biển (gồm Thiên Y Ana, Thủy Long Thánh mẫu, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Hòn, Thiên Hậu Thánh Mẫu (nữ thần biển), Dinh Cô (Long Hải)… Đây là hệ thống các thiên thần và nhân thần nữ giới thực chất là hình ảnh hội thụ kết tinh phẩm chất tốt đẹp của những người tiên phong khai hoang mở làng mở nước… Giá trị văn hóa ở đây là ý thức tri ân, uống nước nhớ nguồn và niềm tin cầu an gắn với nghề nghiệp và địa bàn sinh sống của cư dân làm nghề biển.
- Tín ngưỡng Bà – Cậu
Đây là dạng tín ngưỡng phổ biến của hầu hết mọi dân chài ở vùng biển Nam Bộ, ghe tàu nào cũng có bàn thờ Bà – Cậu với những kiêng kỵ, cúng kiếng long trọng. Đây là tín ngưỡng thờ thủy thần của cư dân miền Trung vào Nam Bộ khoảng cuối thế kỷ XVII, ảnh hưởng văn hóa Chăm nên đồng hóa Thủy Long và Thiên Y Ana (người chăm xem Bà là nữ thần sóng gió) vào chung hình ảnh thờ Bà. Còn tín ngưỡng thờ cậu tương truyền đó là Cậu Trài và Cậu Quý (Nhị vị công tử) là con trai của Thiên Y Ana.
- Tín ngưỡng Bà Chúa Hòn (Bà Cố chủ)
Tại Kiên Hải (Kiêng Giang), tín ngưỡng Bà Chúa Hòn rất phổ biến, đây là một dạng “Bà Chúa Xứ” ở vùng biển với nhiều tình tiết liên quan đến biển và hải đảo.
- Lễ hội cúng phước biển:
Đây là lễ hội chủ yếu của cư dân Khmer ở Nam Bộ, cụ thể ở Sóc Trăng. Lễ hội phước biển (Chrôirum chek) thể hiện sự giao lưu văn hóa giữa ngư dân Việt
Ngoài các lễ hội trên, ngư dân Nam Bộ còn khá nhiều tín ngưỡng, kiêng kỵ khác nhau liên quan đến ghe tàu, sông nước, như tục vẽ mắt ghe, tục cúng cô hồn trên biển tín ngưỡng cúng trong các hang đá ven biển các nghi thức cúng giỗ người tử nạn trên biển…
5. Văn học dân gian ven biển
Tri thức văn học dân gian qua các thể loại văn học dân gian liên quan đến địa danh, sự kiện, sản vật ở các vùng biển Nam Bộ,… cần được sưu tầm nghiên cứu để góp phần thể hiện được diện mạo của văn hóa biển ở Nam Bộ. Trữ lượng văn học dân gian này đóng góp nguồn tư liệu có giá trị về mặt khoa học để hiểu về đời sống của cư dân vùng biển. Những bài vè về “hải hành” của ngư dân là vốn tri thức dân gian có giá trị, trong đó ngư dân mô tả các đặc điểm trên biển, những chướng ngại vật, những điều cảnh báo… vô cùng lý thú.
Ví dụ: Về chùm đảo và quần đảo ở biển của tỉnh Kiên Giang cũng có nhiều bài vè độc đáo về tên của hệ thống đảo nơi đây, ví dụ: vè hải trình
Hòn ngang sang hai Hòn Đụng
Hòn Đụng cụng Bỏ Áo
Bỏ Áo tháo Hòn Mấu
Hòn Mấu thấu Bà Đập
Bà Đập dập ba Hòn Lò
Hòn Lò mò qua Đô Nai
Đô Nai lai rai qua Hòn Dầu
Hòn Dầu thấu qua Hòn Ong
Hòn Ong thong qua Hòn Tre
Hòn Tre de qua Hòn Mốc
Hòn Mốc thốc qua Hòn Dâm
Hòn Dâm đâm qua Hòn Hàng
Hòn Hàng choàng qua Hòn Nhạn
Hòn Nhạn lạng qua Hòn Nồm
Hòn Nồm chồm qua Hòn Lớn…
Truyền thuyết về cá Ông/ cá Voi rất nhiều, đặc biệt văn học dân gian ở Bạc Liêu sưu tầm các truyền thuyết đều đề cập đến chi tiết cá Ông mang giới tính nữ, cá Ông do mãi mê cứu người bị nạn trên biển đến kiệt sức nên bị “lụy” xảy thai, có chuyện kể về cá Ông con bị lụy do cá mẹ xảy thai cũng được dân lập miếu thờ ở ven biển Gò cát ở Bạc Liêu, có truyện cổ tích cá Ông còn nhuốm màu sắc của Phật giáo… hoặc truyền thuyết về một hòn đảo ở Hòn Chông (Kiên Lương), xưa kia hàng ngày buổi sáng thường thích trôi giạt đi chơi qua biển Thái Lan, chiều tối trôi về Kiên Lương. Có lần đảo bị người Thái dùng xích cột giữ lại nhưng hòn đảo nhỏ vẫn bứt dây trôi về Việt Nam và từ đó không dám đi nữa.
1. Nhiều bài ca dao ở vùng biển Nam Bộ thể hiện dấu ấn văn hóa Nam Bộ.
- Đừng ham đồng bạc ghe chài
Cột buồm cao, bao lúa nặng, chiếc đòn dài khó đi” [5:355]
- Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển
Anh thương nàng anh nguyện về đây
- Bến Tre biển rộng sông dài
Ao trong nuôi cá, bãi ngoài thả nghêu
Tôm càng xanh nước quơ râu
Rừng vàng biển bạc còn đâu phải tìm [5:715]
- Quê anh có cửa biển sâu
Có ruộng lấy muối, có dâu nuôi tằm [5:717]
- Sông Ba Lai bên bồi bên lỏm
Đất Ba Lai đỏ thẩm phù sa
Nàng về kết bạn cùng ta
Ăn cá thay bánh, nước trà thay cơm.
- Biển Đông sóng gợn tứ mùa
Ai cho bậu uống thuốc bùa bậu mê
- Chừng nào cho vạt xa cồn
Cù lao xa biển anh mới đành xa em
- Chê ghe ở lại đi tàu
Nằm đêm nghĩ lại ham giàu khổ thân [5:719]…
Tại Bạc Liêu, nhiều bài hò chèo ghe thể hiện rõ rệt văn hóa biển; văn hóa sông nước.
Nước kinh mặn bởi vì có nước biển
Ình anh bền bởi tại duyên em
Bao giờ nước biển ngừng lên
Thì lòng anh mới hết thương em tháng ngày [6:284]
Trong hò chèo ghe có thể hò đối đáp. Ví dụ
Buông lời hỏi bạn bơi xuồng đi đâu?
Nữ: Lưới thưa bủa lấy cá duồn
Phụ mẫu ở nhà già yếu em bơi xuồng đi kiếm anh [6:287-288]
Tại Kiên Hải có những câu ca dao như:
- Con cá cơm ngon hơn con cá bẹ
Bởi mê nước mắm hòn em trốn mẹ theo anh
- Hòn Tre có núi Bà Già
Có miếu Linh động có chùa Cô Lan.
Ở thị trấn Dương Đông, Phú Quốc 20 năm qua còn phổ biến điệu lý chèo đưa cá ông nổi tiếng…
Tóm lại rất nhiều chuyện cổ tích, truyền thuyết, ca dao, câu đố, hò, vè… liên quan đến sự kiện địa danh, sản vật ở các vùng biển của Nam Bộ. Các thể loại văn học dân gian này đã và đang được nghiên cứu để góp phần thể hiện diện mạo của văn hóa biển Nam Bộ.
6. Nghề thủ công truyền thống của ngư dân
Ngư dân ven biển tại
- Nghề đóng ghe: Nam Bộ có rất nhiều trại ghe, tùy theo địa phương với tính chất, chức năng sử dụng mà có những loại ghe khác nhau như: ghe cửa, ghe Hòn, ghe Vàm Láng, ghe Cần Đước,…
Nghề làm nước mắm
Nhiều làng chài tỉnh ven biển Nam Bộ có nghề làm nước mắm, nhưng nước mắm nổi tiếng nhất ở Nam Bộ là nước mắm Phú Quốc và nước mắm Hòn (đảo Hòn Tre, thuộc thị trấn Hòn Tre, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang)
- Nghề sấy mực, sấy tôm khô:
Nghề này phát triển ở nhiều tỉnh như Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Đặc biệt tại Kiên Giang có nhiều cơ sở chuyên sấy mực và tôm khô bằng tay với sản lượng khá cao.
- Nghề kết bóng mực:
Dụng cụ kết bóng mực là những chiếc lồng. Ở Kiên Giang nghề này đã thiết lập được mạng lưới nghề nghiệp.
Nghề may lưới:
Mỗi loại tôm, cá đều sử dụng một loại lưới khác nhau. Nghề may lưới kká phát triển vì thị trường ngư nghiệp có nhu cầu về lưới rất cao.
- Nghề làm muối, đặc biệt làm muối ở Bạc Liêu, Hà Tiên, nghề chế tác hàng mỹ nghệ (đồi mồi, xâu vỏ ốc, ngọc trai)
7. Văn hóa ẩm thực vùng biển
Đây là một trong những vùng lĩnh vực góp phần nghiên cứu văn hóa biển Nam Bộ. Cư dân vùng biển nơi đây đã hình thành hệ thống ẩm thực đặc trưng bằng nguồn hải sản thu hoạch được tại chỗ. Với những nguồn thủy hải sản phong phú, trong đó có những loại như con móng tay, biên mai, ba khía… độc đáo của Nam Bộ. Phong cách ẩm thực vùng biển cung ứng cho ngành du lịch một sắc thái văn hóa biển độc đáo, đậm tính chất địa phương Nam Bộ.
8. Du lịch biển Dọc theo các tỉnh ven biển của
Từ góc độ nghiên cứu văn hóa biển ở Nam bộ: Tiếp cận Nhân học, chúng tôi muốn qua hệ thống lý thuyết, phương pháp nghiên cứu của ngành Nhân học sẽ phân tích về vấn đề Nhân học môi trường sinh thái biển,vấn đề văn hóa biển, sự ứng xử tương tác giữa con người với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội ở vùng biển… Qua nghiên cứu sẽ thấy được các lĩnh vực trên đã để lại cả những điều tích cực lẫn tiêu cực trong xã hội, trong đời sống văn hóa của ngư dân để từ đó có hướng kiến nghị giải quyết. Văn hóa biển và Nhân học biển cần được nghiên cứu, và ứng dụng nhằm tạo sức bật tích cực để phát triển bền vững vùng biển của Nam Bộ.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Duy Thiệu, “Cộng đồng ngư dân Việt
- Diệp Trung Bình, Vài nét về đời sống của ngư dân vùng biển Đông Bắc Việt
- Lê Hồng Lý, Đôi nét phong tục làng biển Quan Lạn, Tạp chí Văn hóa dân gian, Hà Nội, 2000.
- Lê Quang Nghiêm, Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh Hòa, trung tâm văn bút Việt
- Nguyễn Duy Thiệu, Việc tổ chức đời sống tín ngưỡng trong cộng đồng ngư dân Việt
- Sơn Hà, Nguyễn Viễn, Làng biển Cảnh Dương, Hội văn nghệ thuật Quảng Bình, 1993.
- Trần Hồng Liên (chủ biên), Cộng đồng ngư dân ở
- Trịnh Đình Niên, Một số nghề đánh bắt hải sản cổ truyền ở Thuận An, Tạp chí văn hóa dân gian, hà Nội, 2000.
- Viện Văn hóa dân gian, Văn hóa dân gian làng ven biển, Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000.
- Đinh Văn Hạnh, Phan An, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb Trẻ, 2004.
- Trần Bạch Đằng, Dương Minh Hồ (chủ biên), Sơ khảo huyện Cần Giờ (T.p Hồ Chí Minh), NXB KHXH, Hà Nội, 1993.
- Grimald, Monographie de la province de Go Công, 1936 (bản dịch của Huỳnh Văn Phát, 1936).
- Phân viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Tp. HCM, Sổ tay hành hương Đất Phương
- Thạch Phương, Đàn Tứ, Địa chí Bến Tre, NXB KHXH, Hà Nội 1991.
- Khoa ngữ văn và Báo chí (ĐH.KHXH và NV TP.HCM). Văn học dân gian Bạc Liêu, NXB Văn nghệ TP.HCM, 2005.
- Võ Công Nguyên, Sóc Trăng: thiên nhiên, dân cư và các loại hình hoạt động kinh tế truyền thống, tài liệu điền dã, 2005. |
|
Cập nhật ( 22/08/2012 ) |
< Trước | Tiếp > |
---|
|