![]() |
Cha con và thầy (Trà Giang) |
![]() |
![]() |
![]() |
Người viết: Trà Giang | |
02/04/2013 | |
* Trà Giang
Không phụ lòng cha, cô con gái Nguyễn Thị Thanh Hương (lớp 12 văn Trường THPT chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi) đã đoạt giải ba (cao nhất trong sáu học sinh của trường tham dự kỳ thi) năm học 2012-2013. Nhận tin vui, tim ông như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.
Đang ở Campuchia, gọi điện về chúc mừng con, ông nghẹn ngào: “Cố gắng hơn nữa nghe con”! Người cha ấy có tên Nguyễn Thanh Bình (50 tuổi) ở xã Đức Lân, Mộ Đức.
Học cho ba vui
Gặp cô học trò nghèo ấy tại phòng trọ nhỏ, chật chội bởi hai chiếc bàn được chất đầy những cuốn sách. Nét cứng rắn, nghị lực vượt khó ẩn trong cái ngoan hiền, khuôn mặt bầu bĩnh với nước da ngăm đen và đôi mắt sắc. Ba năm qua căn phòng đã chứng kiến những vui buồn, những thành tích học tập sáng chói của em tại Trường THPT chuyên Lê Khiết. Ba đi làm ăn xa, mẹ là giáo viên tiểu học ở quê. Cứ đầu tuần em chia tay mẹ với lỉnh kỉnh đồ ăn mẹ chuẩn bị sẵn, bắt xe buýt ra thành phố học.
Có lẽ vì vậy mà trong mỗi trang văn của Hương thấp thoáng hình bóng người cha đang rong ruổi khắp nẻo đường xuôi ngược trên chiếc xe đạp cũ kỹ, cọc cạch hay xa tít tận Campuchia với những giọt mồ hôi lã chã, ướt đẫm lưng áo, lấm lem bụi đường; là đôi chân trần, đôi tay chai sạn hay thấp thoáng bóng mẹ thân yêu đang ân cần dạy dỗ.
“Thấy ba cực khổ quá nên em chăm chỉ học để ba vui”- Hương thành thật. Chín năm học tại Trường THCS Nguyễn Trãi, năm nào Hương cũng đạt học sinh giỏi toàn diện. Học xong THCS, Hương một mực xin mẹ cho ra thi tại Trường THPT chuyên Lê Khiết. Chiều lòng con, bà Mai mua hồ sơ dự thi cho con nhưng cố tình ghi sai thông tin để giữ chân con học gần nhà, gần mẹ. Hương bắt mẹ mua lại hồ sơ dự thi và thi đậu. Hương khăn gói lên thành phố nuôi ước mơ bằng những nghị lực đã được người cha động viên, tiếp sức và tình yêu thương của người mẹ vun đắp! “Những thành quả ban đầu ấy đã củng cố thêm niềm tin cho em thực hiện tiếp ước mơ bước chân vào khoa văn đại học Sư phạm TP.HCM” - Hương bày tỏ nguyện vọng.
“Cho nó có cha”
Năm 1996, ông Bình bà Mai sinh được Hương, sau đó không thể sinh thêm nữa do bà Mai ba lần mổ ruột thừa. Vợ mất sữa ngay từ những ngày đầu, ông Bình thay vợ chăm sóc con. Những lúc con đói bụng khóc gắt, dẫu đêm đen hay trời sáng ông đều bồng con đến gõ cửa nhà hàng xóm có người mới sinh xin sữa cho con bú.
Để có tiền nuôi con, ông bán võng dạo từ
Thầy Nguyễn Tấn Huy, giáo viên dạy văn Trường Lê Khiết, kể: “Ngày Hương đoạt giải, ông Bình về mời thầy đi ăn bữa cơm để cảm ơn thầy đã dạy dỗ cháu. Tôi nói đường xa, anh về chi cho vất vả. Ông Bình bảo xa thì xa nhưng phải về cho con có cha. Tôi bất ngờ quá đỗi về người cha ấy với con gái, đi cả ngàn cây số, qua lại hai nước, chỉ ở nhà một bữa để chở con ra tỉnh thi “cho nó có cha!”.
Tình cờ chiều đầu năm ông từ Campuchia về, tôi cũng đang ở nhà ông. Lớp bụi đường đỏ quạch phủ từ đầu đến chân. Vừa dừng xe trước sân nhà, quên hết những mệt nhọc trên quãng đường xa ngái, ông nở nụ cười tươi. Câu đầu tiên ông hỏi bà Mai là con gái đâu rồi! Hai cha con ôm chầm lấy nhau cười vang, ấm áp! “Có một người cha như thế, con cái không thành đạt cũng thành người đàng hoàng, tử tế” - thầy giáo Trần Hà
Chuyện đời có hậu
“Hương đoạt giải ba, được tuyển thẳng vào đại học rồi. Cha em đã khóc khi gọi điện từ Campuchia về. Mình cũng khóc theo. Chuyện đời có hậu! “Có hậu” hơn nữa là em quyết định xin tuyển thẳng vào khoa văn ĐH Sư phạm TP.HCM để nối nghiệp thầy và cũng vì đỡ khổ cho cha (ĐH Sư phạm miễn học phí). Mình đã tặng một tháng lương cho các em được giải, riêng cô học trò nói trên là 5 triệu đồng để em mua một chiếc Honda cũ đi học ĐH”- thầy Huy chia sẻ. Theo thầy Huy, Hương là học sinh ngoan, nhạy cảm, yêu văn chương, sáng tạo, khát khao khám phá vẻ đẹp của văn chương chứ không phải khát khao giải thưởng. Chính sự say mê vô tư, trong sáng đó nên em đã thành công ba năm qua.
|
|
Cập nhật ( 19/04/2013 ) |
< Trước | Tiếp > |
---|
|