![]() |
Y HỌC CỔ TRUYỀN QUA NGÒI BÚT CỦA ALEXANDRE DE RHODES (Phạm Hữu Đạt) |
![]() |
![]() |
![]() |
Người viết: ThanhHung | |
16/11/2008 | |
* Phạm Hữu Đạt
Alexandre de Rhodes (1593 -1600) là người có công rất lớn trong việc truyền bá chữ Quốc ngữ ở Việt
Đi sâu vào việc tìm hiểu y học cổ truyền Đàng Trong, Alexandre de Rhodes ghi nhận là ở đây không có trường chuyên môn để đào tạo thầy thuốc như ở phương Tây. Người ta hành nghề theo lối cha truyền con nối, mỗi lương y có những sách thuốc riêng. Trong những cuốn sách ấy, có nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu nghiệm, được giữ gìn rất cẩn mật, người ngoài khó lòng biết nổi. Lương y Đàng Trong thành thạo việc bắt mạch kê đơn. Cách thức khám và chữa bệnh hồi ấy cũng rất đặc biệt. Khi khám bệnh, lương y không được hỏi gì về bệnh trạng của bệnh nhân. Dựa vào việc bắt mạch ông ta phải phán đoán và nói rõ ràng về nguyên nhân cũng như diễn biến căn bệnh từ khi lúc khởi phát cho đến lúc bấy giờ. Căn cứ vào “lời giải” của lương y, người bệnh phải có nhận xét về khả năng của ông ta. Nếu chẩn đoán sai ông ta sẽ mất việc và bị mọi người cho là “ngu dốt”. Còn ngược lại, người ta sẽ tin và nhờ ông ta chữa chạy.
Đã thành thói quen nghề nghiệp, khi đến nhà bệnh nhân, lương y Đàng Trong đem theo một “tiểu đồng”. Nhiệm vụ của tiểu đồng là sách một bị chứa đầy các thứ lá để làm thuốc. Khám xong, ông ta kê đơn, bốc thuốc và hướng dẫn cách sắc thuốc cho bệnh nhân uống. Alexandre de Rhodes lưu ý rằng thuốc ở Đàng Trong không khó uống như thuốc Tây. Còn giá thì rẻ, thứ đắt nhất cũng không quá năm xu.
Một đặc điểm đáng chú ý là tiền khám và chữa bệnh chỉ trả khi bệnh nhân đã khỏi bệnh. Nhưng, ngay từ đầu, giá cả được đề cập tới và có sự thỏa thuận giữa đôi bên. Trong trường hợp bệnh nhân chết thì lương y thật khốn đốn vì chẳng được thanh toán đồng nào. Đó là nguyên nhân buộc lương y phải hết lòng chữa chạy. Tuy nhiên, giá cả có lúc lại phụ thuộc vào lứa tuổi của bệnh nhân. Alexandre de Rhodes có lúc một ông bạn đồng sự mắc chứng lở loét, ông mời lương y và theo tập tục ở đây, ông hỏi nếu bạn ông khỏi thì phải trả bao nhiêu, vị lương y trả lời rằng bệnh nhân đã luống tuổi, quảng đời còn lại chẳng bao lâu nên chỉ mất hai mươi thay vì một trăm quan tiền.
Có lẽ Alexandre de Rhodes bắt đầu khâm phục các lương y Đàng Trong từ khi ông bị sốt nặng, tưởng khó qua khỏi. Ông cho mời một vị lương y có tiếng. Sau khi chậm rãi bắt mạch, vị lương y nói với ông. “Xin cha đừng sợ, bệnh chẳng có gì nặng, hoặc cha dùng thuốc của tôi, hoặc chê thuốc của tôi thì thế nào rồi cha cũng khỏi, nhưng cha sẽ chóng khỏi hơn nếu cha dùng thuốc”. Alexandre de Rhodes quyết định lấy thuốc của vị lương y. Ông ta bèn lấy lá ở trong bị, chia ra mấy gói nhỏ, dặn ông cách sắc và uống. Quả đúng như lời vị lương y, ít lâu sau Alexandre de Rhodes hoàn toàn bình phục.
Có một bài thuốc dân gian mà Alexandre de Rhodes coi đó là “bí quyết tuyệt diệu” do giáo dân Đàng Trong chỉ vẽ cho ông. Bài thuốc trị bệnh đau dạ dày khi đi biển (có lẽ là chứng say sóng). Trên thực tế, chứng bệnh này đã nhiều lần hành hạ Alexandre de Rhodes những lúc ông lênh đênh giữa đại dương. Ông trình bày bài thuốc ấy một cách đơn giản như sau: mổ bụng con cá lớn, lấy mấy con cá con ở trong đem rán lên, rắc chút hồ tiêu và ăn trước khi bước xuống thuyền. Theo ông, chỉ cần vậy, “tức khắc dạ dày cứng cáp khỏe mạnh, đi biển mà không núng”. Từ kinh nghiệm bản thân, ông khuyên ai sắp vượt biển nên dùng bài thuốc này.
Tóm lại, dù đề cập đến y học Đàng Trong chưa nhiều, nhưng rõ ràng Alexandre de Rhodes đánh giá rất cao khả năng chữa bệnh của những lương y tại đây. Những ghi chép và nhận xét của ông là những tư liệu rất quan trọng góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề y học Đàng Trong cũng như y học Quảng Nam - Đà Nẳng cách đây 400 năm lịch sử./. |
|
Cập nhật ( 14/12/2008 ) |
< Trước | Tiếp > |
---|
|