![]() |
BÁNH TÉT MIỀN NAM (Minh Tuấn) |
![]() |
![]() |
![]() |
Người viết: ThanhHung | |
02/02/2009 | |
* Minh Tuấn
Hiện diện như một nét văn hóa của miền
Theo quan niệm của họ, hai đòn bánh cột thành một cặp, có dây quai để xách cho tiện, khi cần làm quà tặng bà con một cặp vừa đẹp, vừa hợp với tập quán vì năm mới phải đủ đôi, chẵn cặp, ý chúc cho vợ chồng hạnh phúc, thịnh vượng.
Với ý nghĩa như vậy, người dân
Để bánh mau chín, các bà nội trợ thường áp dụng một số mẹo vặt như vắt chanh vào nếp hoặc ngâm nếp với nước dứa một thời gian chừng vài giờ. Không được ngâm lâu, sợ gạo nếp rã thành bột. Lúc gói bánh, xếp lá chuối ở hai đầu, bẻ thành bốn góc rồi buộc lại bằng cọng lá chuối phơi khô, cắt nhỏ như dây lạt. Nhiều gia đình ăn chay, gói bánh tét nhân ngọt, chỉ có đậu xanh trộn đường hoặc nhân chuối, tuỳ theo đòn nhỏ một quả chuối, đòn lớn ba quả chuối xiêm chín có thêm đường, khi bánh chín có màu đỏ tím. Khoanh bánh nhân chuối khi được tét ra trông lạ mắt, màu đỏ tím nổi bật chính giữa màu nếp trắng phau.
Loại bánh tét đẹp nhất là bánh tét ngũ sắc. Tuy nhiên, còn một loại bánh tét được chế biến khá đặc biệt là bánh tét thập cẩm. Vẫn là bánh tét nếp, nhưng phần nhân được nâng cấp: có trứng, tôm khô, lạp xưởng, hạt sen, thịt giò Bắc thảo, đậu phộng, nấm đông cô trộn với nhân đậu xanh. Loại bánh này ăn rất ngon, nhưng giá thành cao hơn một chút.
Còn một loại bánh tét nữa là bánh tét chiên. Khoảng 3 – 4 hôm sau giao thừa, sáng nào đó mở hết lá gói xung quanh, cắt đòn bánh tét thành từng khoanh, bất kể là loại nhân mỡ hay nhân ngọt, cho vào chảo dầu sôi đã khử tỏi, chiên vàng, càng ngả màu đậm càng hấp dẫn. Gắp chừng hai khoanh đặt trong đĩa, thêm miếng thịt kho tàu, chục củ kiệu, vài lát ớt, năm ba cọng cải mặn, vừa nhai, vừa thổi thật khoái khẩu. |
|
Cập nhật ( 02/02/2009 ) |
< Trước | Tiếp > |
---|
|